quản lý rừng và xuất khẩu lâm sản

News

Giải đáp thắc mắc về Giảm thiểu thiếu sót và Ngăn ngừa rủi ro trong quản lý rừng và xuất khẩu lâm sản

Dec. 5 2022

Các câu giải đáp được dựa trên tiêu chuẩn FSC-STD-VN-01-2018 và FSC-STD-40-005 V3.1

Câu hỏi 1: Cách xác định chính xác Chủ lâm sản trong Bảng kê lâm sản theo thông tư 27. Chủ rừng khi bán gỗ cho một đơn vị khác, thì chủ rừng vẫn là chủ lâm sản trên bảng kê lâm sản hay đơn vị mua rừng là chủ lâm sản?

Theo thông tư 27, chủ rừng chính là người sẽ lập bảng kê lâm sản để giao dịch với bên mua khi có hoạt động mua bán giữa một bên là nhà máy và một bên là các hộ dân và chủ rừng.


Câu hỏi 2: Các chủ rừng không có đủ đội khai thác và vận chuyển nên họ sẽ bán lại cho một đơn vị khác để đơn vị khác đó mua gỗ cây đứng của chủ rừng và nhập về cho công ty tôi. Vậy thì chủ rừng khi đó chỉ dừng lại ở khâu bán sản phẩm cho đơn vị khác chứ họ không liên quan đến vận chuyển, khai thác, nhập hàng cho công ty tôi và cũng không liên quan đến quá trình thanh toán với công ty. Người đứng ra thanh toán tiền vận chuyển là đơn vị mua hàng chứ không phải chủ rừng. Vậy thì chủ rừng sẽ không liên quan đến bảng kê lâm sản nữa phải không?

Giải Đáp: - Mục đích của bảng kê lâm sản là để xác định được sản phẩm đó được khai thác từ đâu và chủ là ai (biết được nguồn gốc nơi lâm sản được khai thác và vận chuyển trong quá trình lưu thông hàng hóa từ nơi rừng trồng những cây mà đang vận chuyển đến nhà máy hoặc bên mua khác). Do đó, bảng kê lâm sản vẫn phải là của chủ rừng.


Câu hỏi 3: Đơn vị mua rừng là đơn vị có hợp đồng mua bán với chủ rừng, họ có địa điểm khai thác trên hợp đồng đó thì lúc này đơn vị mua rừng đã là chủ sở hữu của lâm sản chứ không phải là chủ rừng nữa. Vậy đơn vị mua rừng có thể thay chủ rừng ký vào bảng kê lâm sản được không?

Trong phần mua nguyên liệu chưa được chứng nhận, thứ nhất xác định được nguồn gốc của lâm sản, thứ hai xác định được cấu trúc chuỗi cung cấp gỗ nguyên liệu từ rừng khai thác đến nhà máy. Biện pháp kiểm soát đối với mỗi loại hình trong chuỗi cung cấp. Do đó, bảng kê lâm sản vẫn là nội dung thể hiện thông tin về chủ rừng nơi gỗ được khai thác.

Thông tư 27 là một thông tư cởi trói cho tất cả các hộ dân có rừng để tự do trong các hoạt động khai thác cũng như quyết định chu trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên dưới góc nhìn của FSC® thì không phải chỉ cần bảng kê lâm sản là đủ, mà phải áp dụng các biện pháp kiểm soát để chứng minh những thông tin khác chứng minh được đúng nguồn gỗ đang vận chuyển trên đường là được rời khỏi khu vực khai thác tại địa điểm đã nêu trên bảng kê lâm sản.

Khi công ty làm việc với thuế, họ sẽ truy được nguồn gốc của gỗ dựa vào bảng kê lâm sản. Nên nếu bảng kê lâm sản không có tên của chủ rừng được khai thác thì bên thuế sẽ không chấp nhận được những chứng từ công ty mua vào để áp dụng những chính sách thuế của nhà nước.


Câu hỏi 4: Nếu yêu cầu chủ rừng áp dụng bảng kê lâm sản thì quá trình vận chuyện chủ rừng cũng phải giám sát để ký đúng vào khối lượng trên bảng kê thì sẽ có khó khăn.

Vấn đề kiểm soát các hoạt động khai thác, lưu kho, vận chuyển là hoạt động do bên mua kiểm soát. Bên mua cần xác định chuỗi cung cấp của mình qua bao nhiêu trung gian để có biện pháp kiểm soát trong suốt quá trình lưu kho bãi để tránh sự trộn lẫn những nguyên liệu từ các chủ rừng đã áp dụng biện pháp kiểm soát và các chủ rừng chưa áp dụng biện pháp kiểm soát. Chính vì vậy, bảng kê lâm sản phải do chủ rừng kê khai.


Câu hỏi 5: Nội dung nào trong Hợp đồng bán ra với khách hàng sẽ đảm bảo cho việc khai báo bán ra FSC® CW của doanh nghiệp là hợp lệ?

Để sản xuất ra viên nén bán ra với khai báo CW, công ty phải xác định nguyên liệu đầu vào và hệ thống kiểm soát.

Trong trường hợp công ty sử dụng nhiều nguyên liệu có chứng nhận và không có chứng nhận khác nhau, ví dụ như nguyên liệu đầu vào có nhiều nguyên liệu khác nhau và có các khai báo FSC® khác nhau (FSC® 100%, FSC® Mix %, FSC® CW…), thì khi công ty áp dụng biện pháp kiểm soát là “transfer” thì công ty có quyền khai báo sản phầm đầu ra theo tỷ lệ % có khai báo FSC® đầu vào thấp nhất, khi đó công ty có quyền khai báo là FSC® CW

Trong trường hợp công ty được phép bán viên nén với khai báo là FSC® CW thì khách hàng phải là tổ chức được chứng nhận FSC® CoC

Câu hỏi 6: Đối với hộ cá nhân rừng trồng trên đất tận dụng (đất không phải là mục đích lâm nghiệp) thì doanh nghiệp chứng minh đầu vào như thế nào ạ?

Bên mua phải thực hiện hoạt động tham vấn các bên liên quan trước khi thực hiện mua nguyên liệu trên khu đất đó. Dựa vào kết quả tham vấn, nếu thuận lợi thì công ty tiến hành mua nguyên liệu trên khu đất đó. Bên mua phải yêu cầu bên bán cây gỗ phải có những chứng từ liên quan như thông báo. Thông tư 27 chỉ áp dụng đối với những hộ dân trồng rừng trên những khu đất có quy hoạch. Vì vậy công ty cần phải bổ sung các biện pháp kiểm soát trong DDS của mình để đảm bảo giảm thiểu những tác động môi trường và các tác động xã hội theo yêu cầu của tiêu chuẩn đề ra.

Câu hỏi 7: Phạm vi chứng nhận FSC® của công ty là chế biến và kinh doanh dăm gỗ được chứng nhận FSC® 100%; FSC® Mix; FSC®-CW. Vậy công ty có thể thêm câu sau vào hợp đồng mua bán dăm gỗ với khách hàng của chúng tôi không? “The full load chips shall be FSC® Controlled Wood certified materials or FSC® Mix Credit certified materials”

Giải Đáp: Nếu hệ thống kiểm soát là “credit system” thì câu trả lời là “Có”

Đối với các sản phẩm đã có chứng nhận, công ty tuân thủ việc mua nguyên liệu đầu vào theo điều khoản thứ 2 trong tiêu chuẩn 40-004 V3-1, nghĩa là công ty phải thẩm định được hiệu lực chứng nhận của nhà cung cấp ở trên website, nhóm sản phẩm nhà cung cấp là gì và FSC® Claimed có phù hợp với những thông tin mà công ty định mua hay không.

Khi công ty hoàn tất việc mua bán, hóa đơn mua hàng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu đối với sản phẩm có chứng nhận FSC® 100%, phải mô tả nguyên liệu đầu vào, loài cây, FSC® 100% và mã số chứng nhận của nhà cung cấp.

Câu hỏi 8: Trong trường hợp công ty mua gỗ FSC® 100%, công ty phải tuân thủ những thủ tục gì để bắt đầu mua gỗ FSC® 100%? và khai báo sản phẩm đầu ra như thế nào?

Khi công ty hoàn tất việc mua bán, hóa đơn mua hàng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu đối với sản phẩm có chứng nhận FSC® 100%, phải mô tả nguyên liệu đầu vào, loài cây, FSC® 100% và mã số chứng nhận của nhà cung cấp.

Đối với việc khai báo sản phầm đầu ra như thế nào, công ty cần quan tâm đến hai vấn đề: Sản phẩm đầu ra là sản phẩm gì? Sản phẩm đầu ra được tạo thành từ bao nhiêu loại nguyên liệu đầu vào có các khai báo khác nhau. Ví dụ công ty sản xuất dăm gỗ mà nguyên liệu đầu vào gồm có cả nguyên liệu FSC® 100% và nguyên liệu Controlled Material: Trường hợp công ty áp dụng hệ thống “transfer” thì sản phẩm đầu ra là wood chip chỉ được khai báo ở mức thấp nhất là FSC® CW; trường hợp công ty áp dụng hệ thống “percentage” thì công ty sẽ dựa vào khối lượng nguyên liệu đầu vào để tính được phần trăm nguyên liệu đầu vào có chứng nhận FSC® để khai báo FSC® cho phù hợp. Để khai báo phần trăm FSC® cho phù hợp, công ty cần chú ý đến hệ thống chuyển đổi; trường hợp công ty đang áp dụng hệ thống ”credit” thì sản phẩm đầu ra sẽ được khai báo FSC® Mix Credit và FSC® CW.

Câu hỏi 9: Theo tiêu chuẩn thì : "Dăm gỗ và viên nén có thể được coi là thành phẩm hoặc bán thành phẩm, tùy thuộc vào vào mục đích sử dụng của khách hàng" Vậy làm sao để xác định được mục đích sử dụng của Khách hàng khi bán ra ạ?

Trường hợp “the buyer” của công ty là tổ chức hay cá nhân có chứng nhận FSC® CoC thì sản phẩm công ty bán cho họ có thể được xem vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm.

Câu hỏi 10: Hiện nay, theo nghị định 77/2019 của chính phủ thì các hộ gia đình có thể tự thành lập tổ hợp tác. Vậy tổ hợp tác này có thể được xem là mô hình RMU trong quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC® hay không? Vì tổ hợp tác được thành lập tự nguyện, và có người đại diện đứng đầu và có quyền quản lý điều hành các hoạt động của thành viên tổ hợp tác.

Một hợp tác xã hay tổ hợp tác thì có đăng ký thuế, tài sản và con dấu riêng nên được gọi là một pháp nhân. Họ hoàn toàn có chức năng để điều hành hoặc quản lý hoạt động của một chứng nhận nhóm. Cần xác định thực thể muốn tham gia với tư cách chủ thể nhóm thì phải có tư cách pháp nhân.