Hỏi & Đáp: Cập Nhật Quy Định Quản Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động & Bảo Vệ Môi Trường

News

Hỏi & Đáp: 

Cập Nhật Quy Định Quản Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động & Bảo Vệ Môi Trường

Mar. 7 2024

Nội dung Câu hỏi & Câu trả lời được trích dẫn trong buổi hội thảo online Cập Nhật Quy Định Quản Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động & Bảo Vệ Môi Trường do BVC tổ chức ngày 10/11/2023.

Câu hỏi 1: Nhờ BV hướng dẫn về vấn đề tai nạn lao động: Trường hợp công nhân đã được giám định thương tật có kết quả giám định. Nhưng công nhân tái khám do vết thương của TNLĐ được cơ quan y tế cấp giấy nghỉ. Các ngày nghỉ này có được tính là TNLĐ không?

Trả lời:
Người lao động đã điều trị tai nạn lao động, sau khi đi làm lại vết thương đó bị tái phát, vậy phải đi khám và điều trị. Công nhân sẽ được nghỉ, vẫn được gọi là ngày nghỉ do tai nạn lao động.

Câu 2: Theo thông tư 28/2016:  Khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp: em đang hiểu là áp dụng cho người đã được giám định bệnh nghề nghiệp (có xác định tỉ lệ tổn thương hoặc không), hay cần khám chocả những ng được đơn vị khám chẩn đoán bệnh nghề nghiệp (chưa giám định) ạ? Phân loại điều kiện lao động: có quy định về yêu cầu bắt buộc tần suất thực hiện phân loại điều kiện lao động không?

Trả lời:
TT28 khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Lưu ý các bước sau đây:

Đã xuất hiện yếu tố có hại do điều kiện lao động IV, V, VI thì phải khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp liên quan theo 35 bệnh nghề nghiệp hiện hành được bảo hiểm của Việt Nam. Nếu khám nhưng chưa phát hiện bệnh thì chúng ta lưu hồ sơ, khi khám bắt đầu thấy triệu chứng và công nhân đã mắc 1 trong 135 bệnh nghề nghiệp thì bắt buộc doanh nghiệp phải:

- Thứ nhất là Doanh nghiệp có những chính sách đơn giản nhất là chuyển vị trí việc làm không tiếp xúc với yếu tố có hại đến nữa, điều trị và theo dõi bệnh nghề nghiệp.

- Thứ hai nếu muốn làm được công việc đó thì doanh nghiệp bắt buộc phải đưa người lao động đi giám định bệnh nghề nghiệp. Nếu như giám định lần đầu xác định chính xác có bệnh thì mới tiếp tục làm hàng loạt cái giám định bệnh sau, và tiến hành điều trị 6-12 tháng thì theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Và tiếp tục giám định đến khi không còn bệnh nghề nghiệp nữa thì tiếp tục được làm lại công việc đó.

Câu hỏi 3: Theo TT29 về phân loại đánh giá điều kiện lao động thì doanh nghiệp có phải đánh giá tất cả các vị trí hiện có trong doanh nghiệp không, hay chỉ tập trung vào công việc điều kiện lao động loại IV, V, VI. Các vị trí làm việc khác như Giám đốc, trưởng phòng kế toán, kinh doanh, nhân sự, nhân viên văn phòng thì có phải đánh giá không?

Trả lời:
Tất cả người lao động có vị trí việc làm trong công ty đều phải được phân loại về điều kiện lao động từ I đến VI.

- Người lao động đang ở vị trí lao động I, II, III thì không có chính sách và chế độ chỉ là công nhân lao động bình thường. 

- Người lao động đang ở vị trí lao động IV, V, VI phải đánh giá điều kiện lao động, từ đo môi trường, đến các phương tiện bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, bồi dưỡng độc hại, thời giờ làm việc - nghỉ ngơi,…hồ sơ lưu trữ này sẽ ảnh hưởng đến chính sách hưu trí của công nhân sau này, những hồ sơ lưu này rất quan trọng liên quan rất nhiều chính sách, chế độ của công nhân nên doanh nghiệp phải làm đúng theo quy định của bộ lao động. 

Câu hỏi 4: Doanh nghiệp có tự phân loại điều kiện lao động được không, hay phải thuê bên thứ 3?

Trả lời:
Cơ quan quản lý nhà nước không có yêu cầu doanh nghiệp phải thuê bên thứ 3 tư vấn nếu như doanh nghiệp tự làm được. Nhưng khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ về an toàn vệ sinh lao động sẽ có một số dịch vụ được gọi là có điều kiện, tức là bên thứ 3 đủ năng lực làm việc đó thì các doanh nghiệp hãy thuê.

Phân loại điều kiện lao động luôn luôn đi kèm với kết quả đo môi trường lao động, thông thường bên đo môi trường lao động làm luôn phân loại điều kiện lao động cho doanh nghiệp là tốt nhất. 

Bên thứ 3 sẽ lên kế hoạch đo và từ kết quả đo đó doanh nghiệp mới làm phân loại điều kiện lao động được. Nếu doanh nghiệp đo môi trường lao động với một đơn vị không biết phân loại điều kiện lao động thì sẽ uổng phí tiền: 

- Một là đo không đủ, phải đo lại.

- Hai là đo nhiều quá 

Vậy nên lưu ý là Anh/Chị đang ở vị trí quản lý doanh nghiệp thì theo sát môi trường lao động để tự phân loại điều kiện lao động.

Nếu như sử dụng dịch vụ đo môi trường lao động phải yêu cầu họ đo theo đúng TT29.

Câu hỏi 5: Công ty sản xuất dầu thực vật được đóng vào các chai PET có dán nhãn sản phẩm, các chai sản phẩm này được chứa vào các thùng Carton có thiết kế tên sản phẩm (ví dụ 12 chai xếp vào 1 thùng carton), thì các thùng Carton này Công ty chúng tôi có phải thực hiện trách nhiệm tái chế không? 

Trả lời:
Xét theo thông tin trao đổi của doanh nghiệp với quy định mà của TT05 thì thấy thùng caton này thuộc dạng bao bì dùng để lưu trữ, bản chất của việc doanh nghiệp sử dụng thùng carton để cho thuận tiện cho việc lưu trữ. Do đó trách nhiệm tái chế bao bì carton này thuộc trách nhiệm của chính đơn vị mình. Hình thức này diễn giả không dám là xác định chính xác cho doanh nghiệp về cái thùng carton là bao bì ngoài hay là bao bì không thuộc bao bì ngoài. Tại vì nó liên quan đến loại trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền vì vậy diễn giả xin phép doanh nghiệp có thể liên hệ với Bộ Tài nguyên & Môi trường để hướng dẫn cụ thể chi tiết đối với trường hợp của mình về thùng carton này như thế nào.

Câu hỏi 6: Công ty sản xuất sản phẩm dầu thực vật đóng trong các chai hoặc đóng trong thùng carton bán cho các đơn vị sản xuất khác mua để dùng làm nguyên liệu sản xuất như mì ăn liền, bánh kẹo… bao bì (chai, carton) thải ra của đơn vị đó đã được quản lý như chất thải công nghiệp, thì Công ty chúng tôi có phải thực hiện trách nhiệm tái chế với lượng bao bì này không?

Trả lời:
Nhà sản xuất dầu ăn phải có trách nhiệm là thực hiện tái chế cái vỏ chai vì vỏ bao bì của họ thuộc nhóm thực phẩm mà bán ra thị trường thì phải thực hiện cái trách nhiệm tái chế cái sản phẩm này.

Tuy nhiên khi bán cho một bên để họ mua về để làm nguyên liệu sản xuất mì ăn liền, thì trong quá trình sản xuất mì ăn liền có sử dụng nguyên liệu dầu ăn, mà công ty mì ăn liền chỉ mua dầu ăn có vỏ chai thì phải đi quản lý chất thải, hiện tại chưa có quy định nào trong TT02 để giải quyết mãu thuẫn này như thế nào hy vọng là trong thời gian sắp tới mà khi mà điều chỉnh TT02 sẽ giải quyết được vấn đề mà vướng mắc này.

Câu hỏi 7: Thuê và ủy quyền để thực hiện tái chế khác nhau như thế nào?

Trả lời:
- Thuê là doanh nghiệp không trực tiếp tái chế sản phẩm đó mà sẽ thuê một đơn vị có chức năng tái chế cái sản phẩm bao bì đó.

- Ủy quyền là doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm phải tổ chức tái chế hoặc tổ chức gây quỹ/ đóng quỹ để tái chế.

Nếu doanh nghiêp không thực hiện hoặc không có điều kiện thực hiện 2 trách nhiệm trên thì doanh nghiệp sẽ ủy quyền cho một đơn vị thứ 3 để thực hiện trách nhiệm này cho doanh nghiệp, khi ủy quyền cho một đơn vị thứ 3 thì có thể ủy quyền cho họ thực hiện hết tất cả các trách nhiệm, quy định pháp luật để đơn vị này làm hoặc chỉ một phần các trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Câu hỏi 8: Sản xuất bao bì thì nhà sản xuất có thể có hợp đồng với bên thu gom chất thải và họ có trách nhiệm tái chế chất thải cho chủ sản xuất là là đúng không? 

Trả lời: 
Việc này thuộc nhóm thuê đơn vị tái chế trong quy định về tổ chức tái chế. Đây là một hình thức là gia công, ví dụ: chúng ta có một hợp đồng gia công với một đơn vị, họ gửi dầu nhớt cho doanh nghiệp gia công, đóng gói cho toàn bộ sản phẩm thì trách nhiệm này thuộc trách nhiệm của người đặt sản phẩm này thông qua trách nhiệm của bên gia công theo quy định của dự thảo mới nhất trong TT02 của doanh nghiệp không quy định rõ về trách nhiệm của bên gia công và bên nhận gia công.

Câu hỏi 9: Chi phí tái chế nộp cho ai/đơn vị nào? Công ty đã ký kết hợp đồng xử lý các loại này (bao bì, dầu nhớt, pin, ắc quy...) thì có cần phải nộp chi phí xử lý tái chế không?

Trả lời: 
Chi phí tái chế nộp cho Bộ Tài nguyên & Môi trường. Cần phân biệt rõ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa với việc là thực hiện trách nhiệm sau khi sản phẩm hàng hóa đó được bán ra thị trường Việt Nam mà thuộc việc phải có trách nhiệm đóng góp trách nhiệm để thu hồi, để tái chế, xử lý những sản phẩm này. Anh/Chị lưu ý tùy theo trường hợp cụ thể thì chúng ta sẽ xác định rõ là nó là chất thải phải thực hiện các quy định quản lý chất thải hay là liên quan công tác tái chế.

Câu 10: Công ty sản xuất bao bì nilon để cấp cho các khách hàng để đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đến tay người sử dụng. Vậy công ty có phải nộp quỹ tái chế không? 

Trả lời:
Các sản phẩm bao bì thì không thuộc đối tượng là phải nộp quỹ tái chế mà đơn vị mua bao bì nào về để đóng gói sản phẩm của họ thì họ phải thực hiện trách nhiệm sản xuất. 

Câu 11: Vấn đề phân loại rác hiện nay vẫn còn chưa được thực hiện tốt nên khó khăn trong việc xử lý, tái chế. Vậy sẽ có những chế tài xử lý như thế nào? Thực tế ở những vùng nông thôn hiện nay mình vẫn thấy việc vứt bao bì thuốc trừ sâu rất nhiều và bừa bãi không được xử lý.

Trả lời:
Liên quan đến Việc phân loại rác sinh hoạt, đầu tháng 11 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại rác tại nguồn trên cơ sở hướng dẫn kỹ thuật này thì Ủy ban các tỉnh thành sẽ ban hành cụ thể các cái hướng dẫn để cho các tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn ngày.

Về chế tài theo quy định pháp luật nghị định số 45 của chính phủ đã có những quy định liên quan đến việc phân loại rác thải nếu không phân loại rác thải sẽ phải bị xử lý vi phạm bằng tiền.

Thực tế thì đã có quy định về những cái bao gói thuốc bảo vệ thực vật thì phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển tới đơn vị có chức năng xử lý vì đây là chất thải nguy hại theo quy định của thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tuy nhiên thì có thể có một số trường hợp mà bao gói này không được thu gom đó, làm tác động ảnh hưởng đến hoạt động môi trường của khu vực nông thôn đó.