Hiểu đúng về tiêu chuẩn ISO 14067-2018 và Quy trình tính toán vết carbon của sản phẩm

News

Hỏi & đáp Kiến thức về: Hiểu đúng về

tiêu chuẩn

ISO 14067-2018 và

Quy trình tính toán

vết carbon

của sản phẩm

Apr. 27 2023

Nội dung Câu hỏi & Câu trả lời được trích dẫn trong buổi hội thảo online “Hiểu đúng về tiêu chuẩn ISO 14067-2018 và Quy trình tính toán vết carbon của sản phẩm” do BVC tổ chức ngày 08/04/2023.

Câu hỏi 1: Vui lòng giải thích thêm về sự khác nhau của 2 đối tượng: khí nhà kính trong ISO 14064 và vết chân carbon trong ISO 14067?

Trả lời: Khí nhà kính trong ISO 14064 và vết chân carbon trong ISO 14067 là như nhau. Nhưng sự có sự khác nhau ở phạm vi báo cáo.

  • Với phạm vi báo cáo ở ISO 14064-1:2018 phạm vi báo cáo bắt buộc là phạm vi 1 và phạm vi 2.
    • Phạm vi 1 bao gồm tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính và loại bỏ khí nhà kính trực tiếp- được hiểu là các nguồn phát thải được tổ chức báo cáo sở hữu, kiểm soát và vận hành, đó là các phát thải trực tiếp diễn ra trong quá trình sản xuất.
    • Phạm vi 2 là bao gồm tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính gián tiếp trong việc sử dụng năng lượng gồm 2 phần: sử dụng điện tiêu thụ thu mua từ bên ngoài và sử dụng năng lượng khác ( khí lạnh, khí nóng..) mua từ bên ngoài.
  • Với phạm vi báo cáo ở ISO 14067-1:2018 bao gồm cả phạm vi 1, phạm vi 2 và phạm vi 3: bao gồm các nguồn phát thải gián tiếp diễn ra bên ngoài của tổ chức.

Câu hỏi 2: Hệ số phát thải của điện được công bố vào 31/12 cho năm trước đó. Vậy trong bài giảng thầy có nói chia làm 1 giai đoạn chọn hệ số phát thải là như nào ạ?

Trả lời: Tính toán định lượng truy vết carbon trên sản phẩm (2023) cần dựa trên số liệu có sẵn để tính toán do đó sử dụng số liệu hệ số phát thải điện được công bố của năm trước đó (2022). Trong 1 chu kỳ báo cáo chỉ sử dụng 1 hệ số phát thải điện duy nhất.

Câu hỏi 3: Làm sao để xác định được hệ số phát thải khí nhà kính của Điện lực Việt Nam?

Trả lời: Thu thập dữ liệu từ các văn bản Pháp Luật công bố từ cục Biến đổi khí hậu Việt Nam. Cục Biến đổi Khí hậu Việt Nam sẽ công bố hệ số phát thài khí nhà kính của điện lực Việt Nam tùy chu kỳ thu thập 1 hoặc 2 năm.

Câu hỏi 4: Công ty sử dụng điện cho sản xuất băng keo, lượng Co2 tính theo lượng điện sử dụng thì tính bằng cách nào?

Trả lời: Công ty thu thập từ công tơ điện sử dụng hoặc biên lai từ Điện lực gửi công ty về số lượng điện tiêu thụ, sau đó công ty nhân lượng điện tiêu thụ với hệ số phát thải điện được công bố từ Cục Biến đổi khí hậu, vậy sẽ tính được lượng phát thải Co2 tương đương theo lượng điện tiêu thụ.

Câu hỏi 5: Hệ số phát thải được tra ở đâu?

Trả lời: Theo QD 26/26- QD- BTNMT, công bố hệ số phát thải trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trường hợp không tra được tại QD 26/26, chúng ta có thể tham khảo tại 1 số nguồn quốc tế như: IPCC (Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu -BĐKH), EU (châu Âu), EPA (Environmental Protection Agency)…

Câu hỏi 6: Ở BV có format để tính toán phát thải khí nhà kính không?

Trả lời: BV cung cấp 2 dịch vụ:

  1. Đào tạo để giúp doanh nghiệp tính toán, lựa chọn hệ số phù hợp nhất theo nguồn phát thải thực tế của doanh nghiệp
  2. BV có cung cấp 1 số format để doanh nghiệp tính toán phát thải khí nhà kính

Câu hỏi 7: BV có thể chia sẻ các hệ số tính từ các nguồn phát thải tiêu biểu?

Trả lời: BVC có tổ chức các khóa đào tạo về phương pháp tính toán, hướng dẫn lựa chọn các hệ số chuyên biết cho lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, sản xuất xi măng, hóa chất, lĩnh vực sử dụng năng lượng…

Câu hỏi 8: ISO 14067 có áp dụng bắt buộc đối với ngành hàng nào không?

Trả lời: Không bắt buộc. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng của tổ chức có thể áp dụng. Tổ chức cps thể lựa chọn báo cáo theo 14067 hoặc theo PAS 2050…

Câu hỏi 9: Cách tính phân bổ : nếu sản phẩm ko tính là chai, lít , mà sản phẩm tính thành kg, trong đó có phế (tính theo kg) thì tính như thế nào?

Trả lời: Cách tính tương tự như chai, lít.

Câu hỏi 10: Thầy có thể giảng kĩ hơn về độ đảm bảo đo được không ạ? Và lấy VD minh họa?

Trả lời: Độ không đảm bảo đo là nội dung chính trong tiêu chuẩn 14064-1:2018. Độ không đảm bảo đo chính là độ phân tán của dữ liệu thật của dữ liệu chỉ số hệ số phát thải KNK.