Hỏi & Đáp: Cập nhật quy định quản lý về An toàn vệ sinh lao động & Bảo vệ môi trường

News

Hỏi & Đáp:

Cập nhật quy định quản lý về An toàn vệ sinh lao động & Bảo vệ môi trường

Jan. 8 2024

Nội dung Câu hỏi & Câu trả lời được trích dẫn trong buổi hội thảo online Cập Nhật Quy Định Quản Lý Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động & Bảo Vệ Môi Trường do BVC tổ chức ngày 10/11/2023.

Câu hỏi 1: Cho mình hỏi thêm các giải tần của tiếng ồn với ạ. Về ý nghĩ và cách đo ạ ?

Trả lời:

Ồn theo dải tầng là cái kết quả phân tích của độ ồn tổng. Anh/Chị hình dung 85dB là 8 giờ, 4 giờ, 88dB đó là độ ồn tổng độ ồn tổng có ý nghĩa là mức ồn trung của cái khu vực đó. Nếu Anh/Chị muốn biết người lao động điết hoặc giảm thính lực hay không thì phải đo ồn giải tần. vì thính giác của chúng ta chỉ có thể sẽ bị giảm thính lực ở một số giải tần. Thì ở trong QCVN 26, Anh/Chị sẽ thấy rằng khi đo 8 tần số Hz thì người lao động của mình có thể bị giảm thính lực ở một giải tần số nào thì khi khám muốn phát hiện điết nghề nghiệp hoặc giảm thính lực thì bác sĩ cần có giải tần đã đo. Nên ở đây độ ồn tổng nó chỉ quyết định là mức ồn trung thôi. Nên không thể dùng ồn tổng đó để đi khám điết nghề nghiệp hoặc giảm thính lực. Nên về cơ bản là chúng ta phải đo ồn theo giải tần mà các anh/chị cần lưu ý là một đơn vị đo ồn theo giải tầng, không phải máy mà đo được tất cả 8 dãy tần số mà một máy được thiết kế để đo cho một vài giải tần. vì máy rất đắt tiền nên khi yêu cầu đo ồn theo dãy tần đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong môi trường, Anh/Chị cần yêu cầu đơn vị đo độ ồn gửi mình Certificate, họ có thiết bị đo nào có được kiểm chuẩn chưa và nó đo được ở giải tần nào.

Câu hỏi 2: Nếu trong TT11 có list loại IV, nhưng khi tính X theo TT29 mà ra loại II thì sao?

Trả lời:

Chắc chắn vấn đề này sẽ không xảy ra. Vì khi Anh/Chị đọc TT11 Anh/Chị đưa vô list mà của TT11, sẽ như thế này:

Ví dụ:điều kiện loại 5 của một nhà máy sản xuất đóng bao một loại hóa chất. Công việc nặng nhọc thường xuyên tiếp xúc với khí độc HF, ồn và bụi và nồng bộ bụi rất cao, bụi rất cao nghĩa là vượt tiêu chuẩn cho phép. Nếu Anh/Chị đo mà không vượt cũng có thể xảy ra. Khi Anh/Chị đang có hệ thống xử lý môi trường lao động tốt, kết quả đo đạc Anh/Chị ổn nhưng không có nghĩa là người lao động không tiếp xúc với HF , không có nghĩa là người lao động không tiếp xúc với ồn.

Ví dụ: Tư thế làm việc ngoài trời tư thế gò bó ảnh hưởng bởi hóa chất độc trong sơn và toluen. 

Vậy có sơn có toluen rồi đã là loại 4, là chưa cần vượt tiêu chuẩn cho phép để xuất hiện toluen đã là loại 4.Vậy sẽ có một số nghề mà trong mô tả của TT11 ghi là rất cao hoặc vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Ví dụ: Vận hành các thiết bị hòa loãng axit cô đặc hiệu chuẩn dung dịch, chịu tác động bởi nhiệt độ cao, tiếp xúc với hơi kìm nguồn phóng xạ tiếng ồn vượt chỉ tiêu cho phép. 

Mô tả là vượt cho phép, còn cái không mô tả là không vượt cho phép, nhưng đã xuất hiện cái yếu tố đó rồi là nó đã loại 4 loại 5.

Câu hỏi 3: Khi các yếu tố có hại vượt ngưỡng của QCVN/TCVN mới phải khám bệnh nghề nghiệp đúng không ạ?

Trả lời:

Anh/Chị lưu ý rằng loại 4, 5, 6 không có quyết định là mình sẽ khám gì. Mà mình sẽ phải khám đúng yếu tố có hại, vượt ngưỡng cho phép

Ví dụ: Ở nơi có điều kiện ồn trên 85 dB chưa rõ nghề gì nhưng đồn đó là cao thì Anh/Chị đã phát nút tai chống ồn cho công nhân. mình đo môi trường là 90 dB, mình mua nút tai giảm được 10 dB thì Anh/Chị sẽ thấy là mức mà người công nhân mình đang tiếp xúc là từ 90 dB sẽ giảm xuống còn 80 dB. nhưng rõ ràng là khi chúng ta phát nút tai rồi công nhân có đeo hay không đeo đúng kỹ thuật hay không? thì cái kết quả khám thính lực mới quyết định là công nhân mình có hay chưa có giảm thính lực?

Anh/Chị phải khám mặc dù mình đã có rất nhiều biện pháp để mà bảo vệ sức khỏe công nhân từ khẩu trang chống bụi, khẩu trang chống khói, cất nút tai chống ồn đúng, quần bảo hộ. Thì Anh/Chị vẫn phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. không gọi là khám bệnh nghề nghiệp, vì người lao động chưa có bệnh. Vậy hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là Anh/Chị phải lưu. công nhân đang ở trong độ ồn cao trên 85 dB nhưng chưa bị giảm thính lực. đó là cái kết luận của bác sĩ phòng khám.

Câu hỏi 4: Cô cho em hỏi: tiếng ồn đo theo mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc (bảng 1) hay phải đo cả tiếng ồn theo mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc (bảng 2)

Trả lời:

Mình làm bảng 1 xong mình có những mức mà công nhân đang vượt tiêu chuẩn cho phép 85 dB thì mình bắt buộc phải đo theo dải tầng mới khám giảm thính lực cho người lao động được. 

Câu hỏi 5: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có liên quan đến việc quan trắc môi trường lao động không ạ. Nếu quan trắc môi trường lao động đạt thì có phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp không ạ. Bệnh nghề nghiệp theo yếu tố của nghề nghiệp trong danh mục công việc độc hại nguy hiểm hay theo yếu tố gây bệnh nghề nghiệp thực tế ạ?

Trả lời:

Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp chắc chắn liên quan đến quan trắc môi trường lao động. Bệnh nghề nghiệp Theo yếu tố tác hại gây bệnh, đồng thời theo nghề theo cái danh mục TT11.

Câu hỏi 6: Khi thực hiện phân loại lao động theo TT29/2021/BYT thì Những công việc đã đề cập trong TT11/2020/BLĐTBXH nhà máy có cần phải xác định lại hay không ạ? 

Trả lời:

Anh/Chị lưu ý là mình đã tìm ra đúng công việc của nhà máy mình, công nhân mình trong TT11 thì sau đó mình phải xác định đo 6 nhóm yếu tố (ít nhất) Và 6 nhóm yếu tố phân ra theo các nhóm môi trường lao động, nhóm tâm sinh lý và nhóm tư thế. Và mỗi nhóm đó mình sẽ phải có 2 thông số phải đo (ít nhất) về cơ bản đã trong TT11 vẫn đo theo TT29.

Điều 24, TT24/2022 về bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật là các bắt buộc Anh/Chị phải làm và làm đúng hay không thì mình sẽ chỉnh sửa cải tiến. Nhưng Anh/Chị cần phải hiểu một số nguyên tắc như sau:

  • Thứ nhất là người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, có hại thì người sử dụng lao động phải bắt buộc bồi thường bằng hiện vật.

  • Thứ hai là giúp người ta lao động tăng sức đề kháng, thuận tiện thực hiện trong ca và không được bồi thường bằng tiền ví dụ: sữa, nước cam,.. 

Và điều kiện được hưởng Anh/Chị lưu ý, thứ nhất là làm các nghề công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm là nghề nằm trong TT11 và thứ 2 là đang làm trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm độc hại vượt tiêu chuẩn của bộ y tế. Vậy thì điều kiện số 2 các Anh/Chị sẽ sử dụng phổ biến hơn cả điều kiện số 1. Anh/Chị không tra được trong cái danh mục TT11 nếu không thấy nghề của công việc của công nhân mình trong đó thì ít nhất Anh/Chị phải đo môi trường rồi. Vậy thì chúng ta dự báo, nhận biết, đánh giá và kiểm soát.Vậy chúng ta phải nhận biết được yếu tố nào mà mình cần kiểm soát, nhất là mình đo thông số đó. Đo thông số xong. nếu vượt cái QCVN của Bộ Y Tế thì Anh/Chị có quyền áp dụng ngay mức bồi thường bằng hiện vật là 13.000 VND. Mình đã có mức bồi thường bồi dưỡng độc hại 13.000 VND. nếu mình làm TT11 và TT19 tốt hơn thì một người công nhân có thể lên cái mức 20.000 VND, 26.000 VND hoặc là 32.000 VND. Nhưng nếu không làm là doanh nghiệp đã sai. Mình đo một thông số vượt tiêu chuẩn là mình áp dụng ngay cái mức 13.000, tiếp theo là Anh/Chị đưa vào phụ lục 01 của TT24. Anh/Chị sẽ thấy diễn giải như sau: cột điều kiện lao động loại 4 chỉ tiêu về điều kiện lao động là gì ? thì mức bồi thường là bao nhiêu? 

Anh/Chị sẽ thấy có những công việc loại 4, nhưng nó có một yếu tố vượt thì nó sẽ mứt 01 là 13.000 VND có 2 yếu tố vượt là mức 2 là 20.000 VND. có một yếu tố nguy hiểm có hại không đạt tiêu chuẩn quy định,.. có một chỉ tiêu thuộc về điều kiện lao động,… thì sẽ lên là mức 2, vậy thì rõ ràng là đã xác định trong danh mục TT11 là loại 4, nhưng mình áp qua là bồi dưỡng độc hại là mức 1 mức 2 mức 3 mức 4 bắt buộc mình phải có kết quả đo môi trường . Bộ đang cho Anh/Chị đo ít nhất là 6 thông số. Nhưng hiện tại công ty mình có 10 loại hơi khí độc là Anh/Chị đo cả 10 cái đó chưa ? và có bao nhiêu cái vượt cho phép ? và nếu mà vượt tới 2 yếu tố trở lên là mình đã nâng mức bồi thường độc hại của công nhân lên. 

Câu hỏi 7: Theo TT11/2020/TT-BLĐTBXH thì ngành chế biến sữa được xếp vào nhóm điều kiện lao động loại IV, sau khi Công ty đánh giá phân loại điều kiện lao động theo thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH thì kết quả cho thấy điều kiện lao động thực tế tại doanh nghiệp thuộc nhóm I, II, III cho các vị trí làm việc (bao gồm cả việc chế biến dịch sữa). Theo nội dung của Thông tư 29 thì sau khi có kết quả, Doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ đến Bộ ngành quản lý trực tiếp, đồng thời gửi Bộ Lao động TBXH để đề nghị loại ra khỏi nhóm IV. Vậy vui lòng cho em hỏi Bộ ngành quản lý trực tiếp ở đây là cơ quan nào ?

Trả lời:

Anh/Chị tra trong doanh nghiệp của mình những vị trí việc làm mà thuộc loại 4, 5, 6 thì mới thấy trong TT11. Vậy thuộc TT11 mà cũng không có một chỉ tiêu đo môi trường nào vượt tiêu cho phép, thì nhìn chung là những vị trí việc làm còn lại của Anh/chị đang là nhóm 1, 2, 3, tức là công việc bình thường, không thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì chúng ta không đo gì nữa. 

Câu hỏi 8: Quy định về chiều cao tối đa khi chất xếp hàng hóa trong kho? Những báo cáo liên quan ATVSLĐ nào doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Nhà nước trong năm? 

Trả lời:

Quy định chiều cao tối thiểu xếp hàng trong kho thì Anh/Chị lưu ý là thuộc về an toàn lao động. Tất cả các yếu tố nguy hiểm thông thường sẽ liên quan đến thiết kế thi công, lắp đặt của máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất trong công ty mình, cái kệ cũng là một loại máy móc, thiết bị là cơ sở vật chất, vậy độ bền, độ cao kể cả chịu lực chịu tải,… theo hướng dẫn sử dụng của nhà thiết kế thi công lắp đặt cho công ty, không có quy định chung, nhưng chắc chắn có quy chuẩn, tiêu chuẩn cho loại hình, công trình đó, thiết bị đó. 

Câu hỏi 9: Chào Cô Thảo, em có câu hỏi như sau: Tất cả các lĩnh vực kinh doanh điều phải đo yêu tố ecgonomi hay tùy theo lĩnh vực? vì có nơi yêu cầu có nơi không?

Trả lời:

Mình có 3 nhóm điều kiện phải đánh giá. 

  • Số 01 đến số 10 là môi trường 

  • Số 11 đến số 16 là tâm sinh lý

  • Số 17 đến số 23 là cái ecgonomi.

Mỗi nhóm như vậy Anh/Chị phải đánh giá 2 thông số, vậy về cơ bản ecgonomi nằm một nhóm từ số 17 đến số 23, Anh/Chị phải chọn 2 trong số đó để Anh/Chị đánh giá, đo đạc.

Công nhân đứng nhiều, ngồi nhiều đi lại nhiều làm gì, sẽ có ecgonomi đạt thì mình nói đạt không đạt thì mình nói không đạt. nhưng phải đánh giá ecgonomi cho tất cả các vị trí việc làm. Điều này rất là quan trọng kể cả các bạn nhân viên văn phòng. Các bạn nhân viên văn phòng có thể về môi trường lao động, Vật lí hóa học sinh học, tâm sinh lý có thể đạt hay không? Nhưng ecgonomi là tư thế ngồi suốt ngày của công nhân viên văn phòng là có vấn đề phải đánh giá, nếu đạt thì do ghế bàn mình tốt, tư thế tốt, còn nếu không thì mình phải chỉnh sửa.

Câu hỏi 10: Nhờ cô tư vấn về vấn đề tai nạn lao động: Trường hợp công nhân đã được giám định thương tật có kết quả giám định. Nhưng công nhân tái khám do vết thương của TNLĐ được cơ quan y tế cấp giấy nghỉ. Các ngày nghỉ này có được tính là TNLĐ không ?

Trả lời:

Nếu như nguyên nhân chính do tai nạn lao động lần trước của người lao động mình thì vẫn được tính là ngày nghỉ do tai nạn lao động.

Câu hỏi 11: Công ty chúng tôi đang nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài các sản phẩm bao bì đã được sản xuất sẵn để đưa về Công ty đóng gói sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó Công ty chúng tôi cũng sản xuất một số lượng bao bì để bao gói trực tiếp sản phẩm của chúng tôi đưa ra thị trường Việt Nam. Vậy Công ty chúng tôi có được phép tính riêng đối với lượng bao bì nhập khẩu nếu có tổng giá thị nhập khẩu bao bì dưới 20 tỷ đồng để không phải thực hiện trách nhiệm tái chế đối với riêng loại bao bì nhập khẩu này không? Quy định tại Điểm C khoản 3 Điều 77 NĐ 08 ?

Trả lời: 

Liên quan đến trường hợp cụ thể đó là sản phẩm là dầu ăn thì mình đóng gói trong các chai nhựa pet. sau đó thì xếp các chai này thành một hàng khoảng 12 chai hoặc 6 chai, mình đóng vào thùng carton. Thùng carton này thì sẽ có nhãn thông tin trên sản phẩm này. Vậy thì thùng carton này có phải là cái đối tượng thuộc bao bì mà để người ta chế hay không? liên quan đến cái nội dung này Anh/Chị Xem lại NĐ 08 có quy định rõ là bao bì mà thực hiện trách nhiệm tái chế là bao bì thực phẩm, trong bao bì thực phẩm có 2 loại là bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. Theo NĐ 43 quy định bao bì trực tiếp Là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối hàng hóa. Theo quy định này được hiểu là vỏ trai của dầu ăn là cái bao bì trực tiếp. thứ hai bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp. Theo quy định này được hiểu là thùng carton là bao bì ngoài.

Sau đó thì có TT05 của Bộ Khoa Học & Công Nghệ có quy định là các loại bao bì sau đây không gọi là bao bì thực phẩm: có 3 loại mà không thuộc bao bì thực phẩm bao gồm:

  • thứ nhất là bao bì được sử dụng với mục đích để lưu trữ. Thì vận chuyển để bảo quản hàng hóa đạt có nhãn hàng hóa hay là bất kì 

  • thứ hai là bóp, túi đựng hàng hóa khi mua hàng.

  • thứ ba là bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời bán lẻ 

Nếu xét theo thông tin của Anh/Chị mà trao đổi với TT05 thì thùng carton này lại thuộc dạng bao bì không thực phẩm, thuộc nhóm thứ nhất bao bì dùng để lưu trữ. Anh/chị làm thùng carton là để cho thuận tiện lưu trữ , để vận chuyển 12 chai hoặc là 6 chai dầu ăn này thì cũng được hiểu rằng là một dạng bảo quản thực phẩm.Do đó thì việc mà loại bao bì này thuộc trách nhiệm tái chế thì của chính đơn vị mình. Do đó thì hình thức này thì trong phạm vi của chúng tôi thì cũng không dám là xác định chính xác cho Anh/Chị là đối với thùng carton là bao bì ngoài hay là bao bì không thuộc bao bì ngoài. Vì nếu trả lời đúng hoặc trả lời sai thì lại liên quan đến loại trách nhiệm Anh/Chị, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài Nguyên & Môi Trường sẽ có hướng dẫn, do đó xin phép Anh/Chị có thể liên hệ với Bộ Tài Nguyên & Môi Trường để hướng dẫn cụ thể chi tiết đối với trường hợp của Anh/Chị.

Và một vấn đề hoạt động của doanh nghiệp này. Quy định về tái chế và quy định về xử lý chất thải vì nếu theo trường hợp của doanh nghiệp đang trình bày nhà sản xuất dầu ăn này thì phải có trách nhiệm là thực hiện tái chế cái vỏ chai vì đây là vỏ bao bì thuộc nhóm thực phẩm bán ra thị trường, phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm này. Tuy nhiên thì khi bán cho một bên để họ mua về họ làm mì ăn liền thì trong quá trình sản xuất mì ăn liền thì có sử dụng nguyên liệu dầu ăn mà nguyên liệu ăn này chỉ mua dầu ăn thì lại có cái vỏ chai này đi lại quản lý chất thải thì hiện tại bây giờ thì tôi xin phép tôi cũng chưa có thấy trong quy định hiện tại của TT02 để giải quyết mâu thuẫn này như thế nào và hy vọng là trong thời gian sắp tới khi thông tư điều chỉnh của TT02 này thì sẽ giải quyết được vấn đề mà họ vướng mắc này.

Bao bì của Sản phẩm này được nhập từ nhà sản xuất trong nước thì cái trách nhiệm tái chế thì thuộc nhà sản xuất cái bao bì này hay là thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất. Đây là thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất sản phẩm không phải là thuộc trách nhiệm của nhà xuất bao bì.

Bao bì công ty mình là nhập khẩu đồng thời thì cũng sản xuất ra sản phẩm để bán thị trường. Trong phần mà nội dung báo cáo dự thảo của TT02 thì sẽ có quy định cụ thể là chỉ áp dụng đối với những loại bao bì sản phẩm mà chúng ta sản xuất và nhập khẩu không tính chung hết cho tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của mình. 

Câu hỏi 12: Với các doanh nghiệp bắt buộc phải tái chế chất thải: sản xuất bao bì, thì nhà sản xuất có thể có hợp đồng với bên thu gom chất thải và họ có trách nhiệm tái chế chất thải cho chủ sản xuất là được đúng không ạ?

Trả lời:

Việc này thuộc nhóm thuê đơn vị tái chế trong quy định về tổ chức tái chế. hình thức gia công là chúng ta có một hợp đồng gia công với một đơn vị.

Ví dụ:họ gửi dầu nhớt chúng ta thì chúng ta gia công đóng gói cho toàn bộ những sản phẩm đóng gói đó, chúng ta sản xuất thì trách nhiệm này thì thuộc trách nhiệm của đơn người đặt sản phẩm này không qua trách nhiệm của bên gia công, đó là theo quy định của dự thảo mới bây giờ, vì trong TT02 cũng như QĐ08 không quy định rõ về trách nhiệm của bên gia công.

Câu hỏi 13: Theo như thầy chia sẻ, cty phải có trách nhiệm nộp chi phí tái chế/ xử lý cho một số sản phẩm. Vậy chi phí này nộp cho ai/đơn vị nào? Công ty đã ký kết hợp đồng xử lý các loại này (bao bì, dầu nhớt, pin, ắc quy...) thì có cần phải nộp chi phí xửl lý/ tái chế không?

Trả lời:

Chi phí nộp cho Bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Chúng ta cần phân biệt rõ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa với việc là thực hiện trách nhiệm sau khi sản phẩm hàng hóa đó được bán ra thị trường Việt Nam mà thuộc việc là phải  Có trách nhiệm đóng góp, trách nhiệm để thu hồi, để tái chế, xử lý những sản phẩm này, Anh/Chị lưu ý thì tùy theo trường hợp cụ thể thì chúng ta sẽ xác định rõ là chúng ta thuộc là chất thải phải thực hiện các quy định quản lý chất thải hay là liên quan công tác tái chế.

Câu hỏi 14: Nếu doanh nghiệp chúng tôi bán hàng cho doanh nghiệp trong nước. Nhưng khách hàng lại xuất khẩu lượng sản phẩm đấy đi thì lượng sản phẩm này có được tính là bán cho thị trường trong nước không?

Trả lời:

Không ạ. Vì toàn bộ sản phẩm này được bán ra thị trường nước ngoài thì không tính là trong nước.

Câu hỏi 15: Đối với công ty sản xuất lốp xe, các rác thải từ quá trình sản xuất được bàn giao cho nhà thầu dưới hình thức bán, thuê để xử lí. Vậy có phải đóng quỹ môi trường không ạ? Ngoài ra công ty còn có Pin và ắc quy thải hàng tháng từ hoạt động bảo dưỡng máy... Vậy có nằm trong danh sách phải đóng quỹ không ạ?

Trả lời:

Đối với các loại chất thải này thì Anh/Chị làm thực hiện hợp đồng và trả phí dịch vụ thì hợp đồng không phải đóng phí vào quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Vì các loại này không thuộc đối tượng tái chế và xử lý thuộc quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất và nhập khẩu. Các loại pin ắc quy thải từ hoạt động bảo dữơng máy là chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh chất thải phát sinh từ hoạt động của mình, do đó thuộc quy định quản lý về chất thải. 

Câu hỏi 16: Công ty sản xuất bao bì nilon để cấp cho các khách hàng để đóng gói sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đến tay người sử dụng. Vậy công ty có phải nộp quỹ tái chế không?

Trả lời:

Các sản phẩm của Anh/Chị là các sản phẩm bao bì thì không thuộc đối tượng là phải nộp quỹ này mà đơn vị mua bao bì này về để đóng sản phẩm của họ thì họ phải thực hiện trách nhiệm là sản xuất.