Cơ chế phát triển sạch-CDM

Clean Development Mechanism– CDM

Cơ Chế Phát Triển Sạch

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ CDM

CDM LÀ GÌ?

CDM là một cơ chế tài chính kĩ thuật có tác động giảm thiểu lượng phát thải các khí nhà kính (CO2, CH4, N20, CFC, và SF6) được đề xuất trên cơ sở Nghị định thư Kyoto.

Nghị định thư Kyoto được hình thành năm 1997 trên cơ sở Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu năm 1992, nhằm cung cấp khung pháp lí cho các nước, đặc biệt là những nước công nghiệp thực hiện giảm phát thải khí nhà kính của họ. 

Thành quả chính của Nghị định thư Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảm phát thải quốc gia ở các nước công nghiệp và thành lập 3 cơ sở để các bên của Nghị định thư Kyoto có thể mua bán quyền phát thải: cùng thực hiện, cơ chế phát triển sạch (CDM) và buôn bán phát thải quốc tế. 

MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA CDM

  • Giúp đỡ các nước đang phát triển đạt phát triển bền vững
  • Tạo thuận lợi cho các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình thông qua các dự án triển khai tại các nước đang phát triển

Lượng khí nhà kính thu được từ mỗi dự án CDM sẽ được đo lường bằng các phương pháp đã được quốc tế thông qua và được thể hiện bằng đơn vị đo lường chuẩn gọi là các CERs – Certified Emission Reductions (1CER = 1 tấn CO2 tương đương).

Doanh nghiệp nào có thể đăng ký thực hiện CDM?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thiết lập một danh sách các ngành có tiềm năng thực hiện CDM. Chủ yếu là các ngành: giao thông vận tải; tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng; xử lý tiêu hủy chất thải; xây dựng; trồng và tái tạo rừng; các hoạt động sản xuất phát sinh các khí nhà kính (chăn nuôi gia súc, sản xuất đồ uống có gas…)

Bureau Veritas Certification được công nhận là tổ chức chứng nhận có năng lực tiến hành đánh giá các dự án CDM trên toàn cầu.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và để chúng tôi hỗ trợ lập kế hoạch cho Dự án CDM.